THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 July 2012

VIDEO :Tường thuật nhanh về ngày cầu nguyện cho Con Cuông tại gp. Vinh

Hình ảnh giáo dân từ các giáo xứ đổ về các nhà thờ Hạt.

Nghệ An - Tin Gấp: Hiện công an và côn đồ đã ập vào nhà thờ giáo hạt Bột Đà gây rối.

Theo chương trình Toà giám mục Vinh thông báo, sáng nay, lúc 8:00 tại các nhà thờ Hạt trong toàn giáo phận sẽ tổ chức thánh lễ chung, cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông. VRNs tại Nghệ An tường thuật nhanh sự kiện này như sau: Giáo dân các Hạt tham dự thánh lễ sáng nay: Vạn Lộc 10 ngàn người, Bảo Nham 20 ngàn người, Phủ Quỳ 5 ngàn người.


































Giáo hạt Thuận Nghĩa

Thuộc xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (nằm bên QL 1A)

Từ sáng sớm, một số các giáo xứ đã kéo chuông và tập trung đi bộ tiến về giáo hạt. Trên tay bà con cầm những băng rôn, khẩu hiệu để phản đối chính quyền đã đàn áp linh mục, tu sĩ và giáo dân tại Con Cuông. Đây là giáo hạt thuộc địa đầu phía Bắc của Giáo phận. Nơi đây được biết đến với nhiều truyền thống hào hùng của sự đoàn kết và lòng trung kiên trước bao bách hại của sự dữ.

Số giáo dân: 53.338

Số giáo xứ: 12










Giáo hạt Văn Hạnh

Giáo hạt Văn Hạnh trải rộng trên địa bàn huyện Thạch Hà và Thành phố Hà Tĩnh. Nơi đây được biết đến với lòng đạo hạnh, đoàn kết và đã có nhiều đóng góp cho sự lớn mạnh của Giáo Hội. Nơi đây đã được chọn làm Tòa Giám mục Hà Tĩnh.

Số giáo dân: 37.884
Số giáo xứ: 11

Giáo hạt Bột Đà

Đây là giáo hạt thuộc phía tây Nghệ An, được trải rộng trên địa bàn các huyện: Đô Lương, Thanh chương, Anh Sơn và Con Cuông. Nhìn lại dòng sử hào hùng của các giáo xứ miền tây xứ Nghệ này mới nhận thấy được cả một quá trình đầy gian lao, thấm đẫm máu và nước mắt. Kể từ thời Văn Thân (1874), đến 1945, 1976, 1978 và cho đến thế kỉ 21 này, nơi đây vẫn tiếp tục bị thế lực sự dữ tìm mọi cách để giày xéo. Nhưng hạt giống Đức Tin nơi đây vẫn ngày càng được triển nở.

Số giáo dân: 14.059
Số giáo xứ: 8

Từ sáng sớm, giáo dân từ giáo điểm Con Cuông, giáo họ Đồng Lam tập trung trước giáo xứ Quan Lãng và cùng nhau tiến về giáo xứ Lãng Điền. Từ Lãng Điền, đoàn tiến về giáo xứ Yên Lĩnh, nơi mà anh chị em giáo dân nơi đây đang sẵn sàng để nhập vào cộng đoàn. Đoàn tiếp tục di chuyển xuống giáo xứ Yên Lĩnh để đón anh chị em đang chờ để nhập đoàn và tiến về giáo hạt. Đoàn đi rất nghiêm trang và giữ gìn trật tự giao thông.
Đoàn đã về đến giáo hạt, nơi các xứ lân cận đã có mặt trước đó. Trong tay mọi người giơ cao các băng rôn, biểu ngữ để phán đối chính quyền đã đàn áp Tôn Giáo một cách dã man tại giáo điểm Con Cuông. Có lẽ là một giáo hạt chịu sự đàn áp trực tiếp từ chính quyền nên hôm nay, mọi người đến đây với những nét mặt và tâm trạng sớt chia mà anh chị em đã phải gánh chịu.

Giáo hạt Bảo Nham

Giáo hạt bảo Nham được trải rộng trên các huyện Yên Thành, Tân Kỳ, Đô Lương và Nghi Lộc. Nơi đây được nhiều người biết đến với những thắng cảnh Lèn Thành Đức Mẹ Lộ Đức, nhà thờ đá Bảo Nham và đặc biệt lòng đạo đức của giáo dân.

Số giáo dân: 32.122
Số giáo xứ: 12


Giáo hạt Cầu Rầm

Giáo hạt Cầu Rầm thuộc địa bàn thành phố Vinh và một phần thuộc huyện Hưng Nguyên. Theo lịch sử giáo phận Vinh, hạt giống Tin Mừng được gieo vào vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Sự đạo ở đây luôn được phát triển mạnh mẽ theo thời gian. Một điều cần nhắc lại rằng, mảnh đất và nhà thờ mà sở hạt đã có từ năm 1888, năm 1968 bị bom đạn đánh sập, chính quyền đã cho làm đường từ Vinh đi Nam Đàn đè lên nên nhà thờ. Cho đến nay, sở hạt vẫn phải tạm sinh hoạt trên mảnh đất mới do chính quyền cấp cho.

Số giáo dân: 18.343
Số giáo xứ: 4

Giáo hạt Nhân Hòa

Là một giáo hạt thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc – Nghệ An. Là giáo hạt mà các giáo xứ nằm cận kề với Tòa Giám mục. Chính vì thế, từ trước đến nay, giáo hạt luôn luôn đóng vai trò là “cánh tay phải đắc lực” của giáo phận. Hiện nay, giáo hạt được dìu dắt dưới sự đạo đức, khôn ngoan và khiêm nhu của linh mục hạt trưởng Phêrô Trần Phúc Chính.

Số giáo dân: 17.055
Số giáo xứ: 7

Giáo hạt Cửa Lò

Là một giáo hạt thuộc phía Đông Nghệ An. Các giáo xứ gần như thuộc địa bàn Thị Xã Cửa Lò và một phần thuộc huyện Nghi Lộc. Nơi đây được biết đến với Bãi Biển du lịch Cửa Lò lí tưởng. Đặc biệt là lòng đạo đức và tinh thần xây dựng giáo phận.

Số giáo dân: 12.895
Số giáo xứ: 5









Giáo hạt Đông Tháp

Là một giáo hạt đóng trên địa bàn huyện Diễn Châu và một phần thuộc huyện Yên Thành. Theo chiều dài của lịch sử giáo phận, nơi đây đã có nhiều đóng góp và chia sẻ trong sự thăng trầm của giáo phận theo thời cuộc. Đa phần các giáo xứ thuộc giáo hạt nằm dọc theo QL 1A chạy dài từ đầu huyện đến cuối huyện.

 Số giáo dân: 42.081
Số giáo xứ: 15

Giáo hạt Phủ Quì

Là một giáo hạt mới được thành lập ngày 30 tháng 3 năm 2011 theo Quyết định của Đức Giám mục Giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp (được tách từ Giáo hạt Thuận Nghĩa, bao gồm 6 giáo xứ: Cồn Cả, Vĩnh Giang,Phú Xuân, Đồng Lèn, Đồng Tâm và Nghĩa Thành). Giáo hạt thuộc địa bàn phía Tây bắc Nghệ An.








Giáo hạt Can Lộc

Là một giáo hạt thuộc phía bắc tỉnh Hà Tĩnh. Giáo hạt thuộc địa bàn huyện Can Lộc, một phần đại bàn Thị xã Hồng Lĩnh và một phần thuộc huyện Nghi Xuân.

Số giáo dân: 24.924
Số giáo xứ: 10

Giáo hạt Vạn Lộc

Là một giáo hạt thuộc miền Tây Nam xứ Nghệ. Giáo hạt thuộc địa bàn huyện Nam Đàn và một phần thuộc huyện Thanh Chương. Nơi đây đã trải qua những trang sử thăng trầm cùng với giáo phận và đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử phát triển của Địa phận Vinh. Truyền thống cha ông mang âm hưởng của những bài ca ghi dấu các Thánh Tử Đạo tại vùng đất này đã vọng vào thế hệ mai sau như lời thúc giục thế hệ trẻ tiến bước.

Số giáo dân: 16.954
Số giáo xứ: 9




Tại Xã Đoài: Thánh Lễ tại giáo hạt Xã Đoài đã kết thúc lúc 9h30. Khai mạc thánh lễ, Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp lại một lần nữa phản đối cách đàn áp thô bạo của nhà cầm quyền đối với linh mục, tu sĩ và giáo dân tại giáo điểm Con Cuông.

Tại giáo hạt Bột Đà, thánh lễ cũng đã được khép lại lúc 10h. Giáo hạt Bột Đà sáng nay như nóng hơn nhiệt độ 38, 39 độ của tiết thời Miền Trug Gió Lào. Hàng trăm câu băng rôn, khẩu hiệu được mọi người giơ cao. Tất cả trở nên gắn kết hơn, thân tình hơn trọng việc lên án bạo quyền.

Giảng lễ, linh mục Phêrô Nguyễn Xuân Giao đã dựa trên pháp lí và đạo lí để chỉ ra việc làm sai trái của chính quyền. Ngài còn khảng khái tuyên bố “nếu chính quyền cứ cố tình đổ dầu vào lửa thì ngọn lửa sẽ luôn bùng cháy và có thể thiêu rụi những tăm tối và đọc ác”. Cuối thánh lễ, với tư cách là linh mục trực tiếp chứng kiến những gì đã xảy ra tại giáo điểm Con Cuông, cha khẳng định “sau thánh lễ này, có nhiều khả năng sẽ có nhiều giáo dân bị sách nhiễu, triệu tập. Và vì chính quyền đã xúc phạm năng nề đến niềm tin Công Giáo nên chúng ta sẽ có mặt để cùng làm việc nếu bất cứ giáo dân nào bị triệu tập và sách nhiễu”.





Nhóm PV.VRNs tại Nghệ An

Thông tấn Trung Quốc bực tức với Mỹ vì Biển Đông



Hãng tin của nhà nước Trung Quốc hôm qua viết rằng ngoại trưởng Mỹ "can thiệp" vào vấn đề Biển Đông, sau khi bà Hillary Clinton kêu gọi các bên giải quyết vấn đề tranh chấp trong hòa bình và không hăm dọa hay dùng vũ lực.
Clinton: 'Đừng hăm dọa trong vấn đề Biển Đông'

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: AFP
"Dù tỏ ra thận trọng với việc công khai làm mếch lòng Trung Quốc, Clinton đã can thiệp sâu hơn vào vấn đề Biển Đông bằng cách liên tiếp nhấn mạnh những lợi ích của Mỹ tại vùng biển này", bài xã luận của Xinhua có đoạn.
Phản ứng nói trên từ hãng tin chính thức của Trung Quốc được đưa ra sau khi bà Clinton kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông một cách "không ép buộc, không có sự hăm dọa, không có những đe dọa và không sử dụng vũ lực". Phát biểu này của ngoại trưởng Mỹ được đưa ra tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, một diễn đàn an ninh khu vực được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia tuần qua.
Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi các nước ASEAN và Trung Quốc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong khi đó Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp với từng bên liên quan.
Năm 2010, Trung Quốc cũng từng tỏ thái độ không bằng lòng khi bà Clinton phát biểu đề cao tự do thương mại và an toàn hàng hải trên biển, và nhấn mạnh rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo hai điều nói trên.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng tài nguyên dồi dào và án ngữ tuyến hàng hải chiến lược đối với thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, tuyên bố này - thể hiện ở đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là lưỡi bò - bị hầu hết các nước liên quan và nhiều học giả quốc tế phản đối bởi nó không hề có cơ sở pháp lý.
Các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này.
Lời bình luận của Xinhua được đưa ra ít ngày sau khi các nước ASEAN lần đầu tiên không thể ra được tuyên bố chung tại hội nghị bộ trưởng ở Campuchia. Nguyên nhân của sự việc chưa từng có tiền lệ trong 45 năm hoạt động của ASEAN được cho là vì cách tiếp cận khác nhau của các nước thành viên Hiệp hội đối với vấn đề Biển Đông.
Tình hình Biển Đông thời gian qua diễn biến phức tạp. Từ đầu tháng 4, Trung Quốc và Philippines có tranh chấp chủ quyền tại bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham, một bãi đá không có người sinh sống và cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía Tây. Tháng trước, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) chào thầu tại 9 lô dầu khí nằm trọn vẹn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ hành động phi pháp này.
Nhật Nam

Lại thêm Đài Loan gây rắc rối ở quần đảo Trường Sa



15/07/2012 18:21:30
Tờ Liberty Times ngày 15/7 cho biết Đài Loan đang xem xét kéo dài đường băng trên đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một động thái có thể tạo thêm căng thẳng mới tại Biển Đông đang tranh chấp gay gắt.
Đảo Ba Bình thuộc quần đào Trường Sa của Việt Nam
Đảo Ba Bình thuộc quần đào Trường Sa của Việt Nam
Hãng tin AFP dẫn tờ báo cho biết nếu được chấp thuận, dự án này sẽ kéo dài thêm 500 mét đường băng tại đảo Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Một nguồn tin an ninh không nêu tên được tờ báo dẫn lời cho biết: "Cơ quan an ninh mới đây đã triệu tập một cuộc họp để đánh giá đề xuất do tình hình tại Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp".

Đường băng trên, hiện có chiều dài 1.150 mét, được xây dựng vào năm 2006 bất chấp sự phản đối từ các nước tuyên bố chủ quyền tại khu vực giàu dầu mỏ này.

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều lời kêu gọi Đài Loan tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực tranh chấp trong bối cảnh các bên tuyên bố chủ quyền đã triển khai thêm binh sĩ và tăng cường thêm trang thiết bị quân sự tại vùng biển này.

Tháng Năm vừa qua, Đài Loan đã thành lập đơn vị không vận đặc biệt có khả năng triển khai xuống khu vực Biển Đông chỉ trong vài giờ.

(Theo TTXVN)

Kinh tế Việt Nam nửa cuối năm: Điểm đáng đáng chú ý



2012-07-15
Với nhiều lo lắng hơn là lạc quan trong nửa đầu năm, liệu kinh tế Việt Nam nửa cuối năm sẽ có những dấu hiệu tích cực hơn và những chính sách điều tiết của Chính phủ sẽ phát huy tác dụng.
RFA photo
Một siêu thị bán lẻ hàng hóa ở Hà Nội. Hình chụp ngày 17/06/2012.
Bước sang quý 3 với những kết quả ảm đạm, trong đó, tình trạng công ty phá sản, giải thể lên tới gần 30,000, hàng tồn kho ứ đọng chiếm quá một phần tư tổng lượng hàng hóa, dòng tín dụng cho các doanh nghiệp bị nghẽn mạch và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng lên tới 9 - 10%, kinh tế Việt Nam được ví là “vừa nín thở vừa bước qua khó khăn.” Mục tiêu lớn là tốc độ tăng trưởng GDP trong nửa đầu năm đã không đạt được chỉ tiêu 6 - 6,5%, vì thế, nửa cuối năm, gánh nặng đạt được mục tiêu này chắc chắn rất nhiều thách thức.
Thế nhưng, trên bình diện khác, mục tiêu lớn nhất là khống chế lạm phát về một con số xem ra khả quan, khi chỉ số giá hàng tiêu dùng giảm mạnh, đồng thời, Chính phủ cũng đã bắt đầu áp dụng những bước cắt giảm lãi suất, khơi thông dòng vốn.

Lạc quan cho doanh nghiệp

doanh-nghiep-250.jpg
Hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012. RFA/AFP photo.
Hẳn thắc mắc mà nhiều người đang tự đặt ra là liệu 6 tháng cuối năm, đám mây u ám bao trùm lên các doanh nghiệp có được cải thiện hay không? Đặt câu hỏi này với TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng phân tích của Viện Kinh tế – Xã hội Hà Nội, chúng tôi được ông cho biết:
“Bức tranh về doanh nghiệp thì trong vòng 1-2 tháng nữa, trong quý 3 vẫn có thể còn khó khăn do nối tiếp của quý 1 và quý 2, nhưng sang quý 4 thì sẽ khá hơn, sáng sủa hơn, do gắn liền với xu hướng hạ thấp nhanh lãi suất cho vay, cũng như việc mở rộng đầu tư công hay giải ngân các dự án trước đây đang bị đình trệ. Cùng với nữa là xu hướng các doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Nên triển vọng cuối năm, đặc biệt là quý 4 sẽ có nhiều dấu ấn và động thái chuyển sáng tốt hơn so với những quý đầu năm.”
Bức tranh về doanh nghiệp thì trong vòng 1-2 tháng nữa, trong quý 3 vẫn có thể còn khó khăn do nối tiếp của quý 1 và quý 2, nhưng sang quý 4 thì sẽ khá hơn, sáng sủa hơn, do gắn liền với xu hướng hạ thấp nhanh lãi suất cho vay, cũng như việc mở rộng đầu tư công hay giải ngân các dự án trước đây đang bị đình trệ.
TS Nguyễn Minh Phong
Tuy nhiên, theo phân tích của TS Nguyễn Minh Phong, để doanh nghiệp có được viễn cảnh lạc quan hơn, thì biện pháp tháo gỡ khó khăn phải đến từ cả hai phía, vừa từ Nhà nước và vừa từ chính bản thân các doanh nghiệp. Nhà nước phải giảm 3 gánh nặng chính cho doanh nghiệp đó là nghĩa vụ tài chính hay những khoản thuế đóng góp, gánh nặng lãi suất, để doanh nghiệp có vốn làm ăn và gánh nặng về thể chế chính sách. Theo giới phân tích, trong 4 tháng trở lại đây, Chính phủ liên tục giảm cả lãi suất huy động lẫn cho vay, và gần đây nhất là quyết định hạ lãi suất những khoản vay cũ xuống khoảng 15%, thì đây là một tín hiệu đáng mừng.
Trong khi đó, bản thân phía doanh nghiệp cũng phải “tự cứu mình” bằng cách “cắt lỗ,” rà soát lại các sản phẩm bị ứ đọng và phải thay đổi tư duy chụp giật, lấy việc an toàn và hiệu quả làm tiêu chí đầu tiên trong vấn đề xác định những hoạt động trong tương lai.

Giảm lãi suất, mở rộng tín dụng

Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước Việt Nam. RFA
Trong khi nguồn tín dụng, vốn vay vẫn đang là rào cản chính đối với các doanh nghiệp, thì ở chiều ngược lại, ngân hàng lại không dám cho vay tiền ra vì lo sợ nợ xấu tiếp tục tăng cao. Vòng luẩn quẩn doanh nghiệp thiếu tiền kinh doanh, ngân hàng thừa tiền nhưng mất lòng tin vẫn chưa được giải quyết. Theo TS Nguyễn Minh Phong để khắc phục điều này, Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng giảm lãi suất cho vay và mở rộng tín dụng ở những lĩnh vực trọng điểm, trong khi vẫn tiếp tục kiểm soát sát sao hoạt động này ở những lĩnh vực không ưu tiên như bất động sản hoặc chứng khoán:
“Tiền thì nhiều nhưng ngân hàng không dám cho vay vì sợ nợ xấu tiếp tục tăng lên, các doanh nghiệp không dám vay vì sợ trả lãi suất cao cũng như những hợp đồng sản xuất mới, và nợ xấu trên thực tế thay vì 3,3% hay 3,5% như thông báo trước đây, thì Thống đốc nói lên tới 10%. Nếu tiếp tục cho vay như cũ, theo cả định hướng cơ cấu cũng như mức độ lãi suất như cũ thì chắc chắn sẽ tiếp tục tích lũy các nợ xấu này.
Ngân hàng Nhà nước vừa rồi tiến hành điều chỉnh khá mềm dẻo và đúng hướng, giảm lãi suất cho vay, nới rộng cho vay ở những lĩnh vực khác, tiếp tục thắt chặt cho vay ở những lĩnh vực không cần thiết và tăng cường kiểm soát hơn những ngân hàng có nợ xấu cao.”

Chưa rơi vào giảm phát

hang-hoa-chat-dong-250.jpg
Hàng hóa chất cao trong một siêu thị ở Hà Nội hôm 11/6/2012. RFA photo
Ngoài phải giải quyết hai mảng chính là tín dụng nghẽn mạch và nợ xấu gia tăng, thì vấn đề lạm phát cũng vẫn là trọng tâm chính trong chính sách vĩ mô nửa cuối năm nay. Mặc dù, lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng âm trong vòng 38 tháng, nhưng theo nhiều nhà phân tích thì nền kinh tế vẫn chưa rơi vào giảm phát. Lạm phát 6 tháng đầu năm so với cuối năm ngoái, tăng chỉ dưới 3%, tuy vậy, nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì vẫn còn ở mức trên 12%, hiện tượng chỉ số giá tiêu dùng giảm trong đầu năm chủ yếu gắn liền với tổng cầu trong nước sụt giảm.
Vấn đề đang làm Chính phủ đau đầu chính là lượng tiền tín dụng và lượng tiền ngân hàng Nhà nước bơm ra nhiều, nhưng không vào đến doanh nghiệp, không vào đến người dân, vì thế nó không góp phần vào làm tăng khả năng thanh toán của người dân cũng như của doanh nghiệp, khiến tình trạng ứ đọng hàng hóa và người dân thì thắt chặt chi tiêu do bị sức ép về thất nghiệp hoặc giảm thu nhập. Những lý do này, khiến cho hàng hóa không tăng lên chứ không phải là bị giảm. Rõ ràng, nếu so với các nước khác CPI chỉ ở mức 2%, thì Việt Nam vẫn ở mức cao. Chưa kể còn một số mặt hàng như điện, nước, tiền giá thuê nhà và một số mặt hàng khác cơ bản vẫn có xu hướng gia tăng. Vì lẽ đó, nếu cho rằng Việt Nam rơi vào giảm phát có lẽ còn quá sớm.

Cần chú ý gì?

vietcombank-250.jpg
Ngân hàng Vietcombank ở Hà Nội. AFP Photo/ Hoang Dinh Nam.
Vậy những chính sách vĩ mô trong nửa cuối năm sẽ được Chính phủ tập trung hướng tới cũng như Việt Nam cần phải lưu ý gì khi thực hiện các biện pháp này, TS Nguyễn Minh Phong kết luận:
“Chúng tôi cho rằng có những điểm cần phải hết sức lưu ý. Một là, chống cực đoan về chính sách đặc biệt là từ thắt chặt sang nới lỏng một cách tùy tiện, những luồng vốn trong tháng tới phải được chuyển vào đúng đối tượng và trong đúng địa bàn, với các điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng trưởng chứ không phải nuôi dưỡng hoạt động đầu cơ hay những ấp ủ nguy hiểm bùng nổ trong thời gian qua.
Đó là những điểm nhấn từ nay cho đến cuối năm, nếu làm tốt như vậy, thì nửa cuối năm sẽ tốt hơn nửa đầu năm.
TS Nguyễn Minh Phong
Thứ hai nữa, là phải đặc biệt chú ý khắc phục lợi ích nhóm hay tư duy nhiệm kỳ và cả duy ý chí từ giờ cho đến cuối năm.
Thứ ba nữa, cần phải giảm thật nhanh 3 gánh nặng cho doanh nghiệp, gánh nặng về mặt nghĩa vụ tài chính, gánh nặng lãi suất, gánh nặng về mặt thể chế, những gánh nặng trung gian, những chi phí bôi trơn gắn liền với nhũng nhiễu của quan chức, bộ máy, cũng như những thủ tục. Đó là những điểm nhấn từ nay cho đến cuối năm, nếu làm tốt như vậy, thì nửa cuối năm sẽ tốt hơn nửa đầu năm.”
Có thể nói kinh tế Việt Nam năm nay là một trong những năm rất khó khăn, vẫn còn rất lớn sức ép của đề án tái cấu trúc nền kinh tế cũng như vấn đề liên quan đến xử lý lợi ích nhóm và chống tham nhũng. Thêm vào đó, khu vực tư nhân phải đóng vai trò là động lực và trở thành ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Kết luận trên của nhiều vị chuyên gia cao cấp chắc chắn là lời nhắc nhở về món nợ mà Chính phủ Việt Nam còn dang dở khi kết thúc năm nay.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.